Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy trên sông Kiến Giang Quảng Bình

Cứ mỗi độ Tết Độc Lập, gia đình tôi lại khăn gói đi xem Lễ Hội đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Bà tôi nói ngày xưa Lễ này thường tổ chức vào tiết xuân nhưng sau khi đất nước thành lập, Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào 2/9 theo Tết Độc Lập của người Việt ta.

Lễ Hội Đua Thuyền Lệ Thủy

Chẳng ai biết Lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy bắt đầu từ bao giờ. Trong Sách “Ô châu cận lục”, Dương Văn An tiến hành nghiên cứu địa lý và phong tục xứ Thuận Hóa có câu rằng:

“Sang xuân mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh gái lịch”.

Trong khi đó, Dương Văn An sinh năm 1914 tại Lệ Thủy đỗ tiến sĩ năm 34 tuổi và làm quan đời nhà Mạc. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Lễ hội Đua thuyền đã có từ rất sớm.

Những cụ ông, cụ bà thường nói với tôi rằng: “Vào một đêm, vị Thần hoàng làng nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đến bảo:

“Muốn cho mưa thuận gió hòa thì cứ mỗi dịp khai xuân nên có lễ hội cầu đảo, đua thuyền để khai thông sông rạch”.

Từ đó, hàng năm, Lệ Thủy lại tổ chức lễ hội đua thuyền mỗi khi xuân sang.

Phạm vi đua thuyền là những đường bơi đi qua các xã từ hạ lưu ở An Lạc đến thượng lưu ở Mỹ Thủy.

Đối tượng tham gia là trai, gái trong các làng xã. Nhờ đó, hình ảnh “trai chèo”, “gái đua” trở thành hình ảnh đặc trưng trong Lệ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Đặc biệt, mỗi thuyền muốn giành giải phải có những tay lái kỳ cựu, biết lựa chọn chiến thuật và con đường ngắn nhất về đích.

Dù là người con Quảng Bình xa xứ, tôi luôn giữ một lòng hướng về quê hương và thường ngâm nga câu ca dao:

“Dù ai đi Tây, về Đông,

Mồng Hai tháng Chín cũng mong về nhà.

Về xem lễ hội quê ta,

Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay.”

Tôi còn nhớ câu khích lệ khi tham gia đua thuyền cùng cô láng giềng:

“Đường còn dài lắm anh ơi,

Gắng sức mà đẩy cho mau xuống rào”

Hay tinh thần đồng đội trong những câu hò:

“Hai bên đứng lại hai hàng

Người mụi (đầu thuyền), kẻ lái rập ràng cho mau”

“Hai bên bốn bề hợp sức cho đông,

Đẩy thuyền xuống sông kịp giờ đại lợi”

Và tiếng đồng thanh hò xố: “Hô hè nì, Hô hè…”

Ôi, Quảng Bình quê ta ơi…